Ngày nay công nghệ phát triển của ngành xây dựng đang được đổi mới rất đa dạng với nhiều kiểu mẫu, với xu hướng hiện đại hóa đất nước, vật liệu panel 3D
Công nghệ 3D panel đã có mặt ở Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ trước, qua hơn 20 năm có mặt trên thị trường xây dựng Việt Nam, công nghệ này đã rất chật vật khẳng định vị trí của mình dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội.
Tấm 3D Panel là sản phẩm dạng tấm, có cấu trúc nhẹ đúc sẵn gồm 3 lớp: lớp giữa là xốp plystyrene kẹp giữa (lớp xốp EPS), hai lưới thép hai bên, toàn bộ 3 lớp được đan, ràng buộc nhau bằng thanh thép đan chéo hoặc song song (thanh thép xiên).
Sử dụng tấm 3D panel vào các công trình xây dựng giúp giảm chi phí đầu tư lên đến 20%
Tấm 3D panel được tạo ra bởi dây chuyền sản xuất thông qua phương phép ghép lưới thép, tấm xốp và hàn tự động. Các lưới thép được tạo ra bởi vật liệu thép đường kính thường từ 1,8 tới 3cm; máy hàn lưới thép tự động hoặc điều khiển bằng tay sẽ tạo ra tấm lưới có độ rộng là 1.2m x chiều dài 3m; mặt lưới đan vuông 50mm x 50mm. Bởi dây chuyền sản xuất có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng, theo từng vị trí sử dụng hay theo từng thiết kế nên việc lắp dựng tấm 3D rất đơn giản và nhanh chóng.
1.SỬ DỤNG TẤM 3D PANEL LÀM SÀN:
Tấm 3D panel VRO được sử dụng hiệu quả khi dùng làm sàn các công trình nhà ở và nhà văn phòng.
Kích thước tấm 3D panel có thể thay đổi dễ dàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng và thiết kế công trình nên việc lắp dựng rất nhanh chóng và tiện lợi. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, các đơn vị có thể rút ngắn được hơn 1/3 tiến độ. Bên cạnh đó, do việc lắp đặt 3D đơn giản nên không chịu ảnh hưởng quá lớn trong các điều kiện bất lợi của thời tiết như mưa, bão, ẩm ướt...
Tấm 3D panel được sử dụng làm tường chịu lực trong các công trình có nhiều tường xây như nhà ở căn hộ, khách sạn, nhà dân.
ƯU ĐIỂM CỦA TƯỜNG TẤM 3D PANEL :
• Khả năng chịu lực lớn:Tường bê tông vừa chịu lực vừa làm tường ngăn tạo độ cứng tổng thể lớn, kết cấu toàn khối giúp công trình chịu tải trọng gió, động đất và rung động (tải trong xe chạy) tốt hơn kết cấu cột.
• Phân phối lực đều:Tường chịu lực giúp phân bố tải trọng đều đồng nghĩa với việc móng chịu lực ổn định hơn (giảm khả năng lún lệch) và làm giảm chi phí cho kết cấu móng.
• Tường phẳng:Không có cột hoặc cột được bố trí chìm trong tường bê tông nên không còn tình trạng cột nhô ra khỏi tường tạo ra một không gian kiến trúc sạch.
• Chống thấm ngang:: Khi xây nhà 3D tường bê tông được đầm kỹ sẽ ngăn không cho nước thấm ngang hay thấm từ sàn lên, đặc biệt hữu ích đối với nhà liền kề. Tường liên kết với sàn vằng thép râu uốn từ tường vào sàn nên tránh được hiện tượng nứt cổ trần (100% xảy ra với tường gạch) nên không xảy ra hiện tượng thấm ngang do nước mưa hắt vào tường.