Mô hình nhà lớp học lắp ghép

Admin 27/10/2020 0 nhận xét

Trong những năm qua, huyện Mèo Vạc luôn coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” và hằng năm đều bố trí một nguồn kinh phí rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, trong khi đó số điểm trường tạm bợ cần xây dựng mới lại rất nhiều. Vậy giải pháp nào để xây dựng được nhiều nhà lớp học vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng.

nhà lắp ghép, nha lap ghep, nhà lắp ghép giá rẻ

Mô hình nhà lớp học nhà lắp ghép theo công nghệ mới tại Mèo Vạc

Nhà lớp học điểm trường Lẻo Chá Phìn A được xây dựng theo công nghệ mới với chất liệu bền, đẹp

Có mặt ở xã Sơn Vĩ, đúng dịp Hội Thiện tâm Hà Nội và Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội tổ chức khánh thành và bàn giao công trình nhà lớp học điểm trường mầm non Lẻo Chá Phìn A. Chúng tôi mới thấy được hiệu quả thực sự của công trình nhà lớp học lắp ghép, xây dựng từ công nghệ mới của Hàn Quốc. Vật liệu chính là khung thép, tấm tôn cách nhiệt, xốp, mái lợp bằng tôn lạnh, cửa sổ, cửa ra vào là khung nhôm. Có ưu điểm tạo cho không gian căn phòng ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống ồn, chống nước và chống gió lốc tương đối tốt so với nhà lợp mái tôn thông thường. Cửa sổ, vách ngăn giữa các phòng học có thể thiết kế theo ý muốn tùy vào diện tích phòng học. Toàn bộ kết cấu thép mềm đều được phun sơn chống gỉ, mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm lạnh... có thể sử dụng được trên 15 năm.

Theo anh Đào Xuân Tùng - Trưởng nhóm Thiện tâm Hà Nội (đơn vị tài trợ công trình) cho biết: “Công trình nhà lớp học điểm trường mầm non Lẻo Chá Phìn A gồm 2 phòng học và 1 phòng lưu trú giáo viên, có diện tích 80m2, chi phí hết 130 triệu đồng bao gồm cả chi phí vận chuyển và làm thêm sân. Thực ra, ở những  địa điểm thuận lợi, công trình này chỉ khoảng 100 triệu đồng là làm được”. Với công nghệ này rất thuận lợi trong việc vận chuyển đối với các xã vùng sâu, vùng xa, lắp ghép dễ dàng, chất liệu bền, đẹp. Bên cạnh đó, việc thi công và lắp ráp đều được tiến hành song song. Và theo tính toán thì phương pháp thi công này so với việc thực hiện xây lắp cổ điển như đào móng, xây tường làm nội thất thông thường, có thể rút ngắn thời gian thi công từ 50 - 70%, cũng như chi phí xây dựng và nhân công thực hiện. Do đó, chỉ có 5 người lắp ghép trong 4 ngày thì công trình nhà lớp học điểm trường Lẻo Chá Phìn A hoàn thiện. Một ưu điểm nữa, đó là việc triển khai xây dựng nhà lắp ghéptrong thực tế, phù hợp với lắp dựng trên nền đất yếu; nhà ở cho người có thu nhập thấp; nhà lưu trú cho giáo viên, học sinh tại các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nó rất phù hợp với điều kiện ở những vùng kinh tế khó khăn như Mèo Vạc để xây dựng nhà lớp học, nhà lưu trú và trụ sở thôn bản…

Thực tế cho thấy, đây không phải lần đầu tiên mô hình này được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Được biết, trước đó Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã xây dựng cho Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Khâu Vai một nhà lưu trú học sinh bằng công nghệ lắp ghép, vật liệu chính là khung thép và tấm vách EPS cách nhiệt, mái được lợp bằng tôn lạnh, cửa sổ trượt PVC, cửa đi là khung nhôm; diện tích sử dụng 100m2 bằng 2 phòng với tổng kinh phí 250 triệu đồng, theo chương trình mô hình “nhà bán trú cho em”. Được biết gần đây, huyện Vị Xuyên cũng đã thí điểm mô hình nhà lắp ghép tại điểm trường Tiểu học thôn Bản Dâng, xã Cao Bồ và được đánh giá rất cao.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng: việc xây dựng mô hình nhà lắp ghép theo công nghệ mới ở các xã, các điểm trường vùng sâu, vùng xa sẽ là chủ trương đúng đắn, tiết kiệm thời gian, dễ vận chuyển và giảm chi phí đầu tư, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, để triển khai xây dựng được nhiều nhà lớp học hơn, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của các đơn vị trường học.
Bình luận:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận của bạn:
Tắt [X]
popup

Số lượng:

Tổng tiền: