Trong nhiều năm qua, tại huyện Mèo Vạc luôn đề cao sự nghiệp giáo dục và đào tạo là một trong những “quốc sách hàng đầu” . Mỗi năm thường bổ sung ngân sách làm cũng như tu sửa hệ thống trường học, lớp học của huyện. Nhưng, với nguồn kinh phí hạn chế, ít ỏi, mà số lượng trường học tạm bợ còn rất nhiều. Vậy có giải pháp nào giúp cho việc xây dựng phòng học vẫn được diễn ra một cách đồng đều không? Câu trả lời là có- đó chính là mô hình lớp học được tạo ra từ nhà lắp ghép.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mô hình lớp học bằng nhà lắp ghép nhé.
Mô hình nhà lắp ghép trường học
Có thể nói không có điều gì vô giá hơn là xay dựng nên những lớp học nhân đạo cho trẻ em miền núi, thay vì những lớp học tạm bợ có thể đổ sập bất cứ lúc nào. có thể thấy, mô hình nhà lắp ghép phát huy tốt những ưu điểm mà mô hình này đem lại cho công trình xây dựng lớp học vùng cao.
Ngôi nhà lắp ghép có thời gian thi công nhanh chóng, có thể che chắn tốt mưa gió, bão rét trên vùng cao.
Thực tế thấy rằng, mô hình phòng học lắp ghép không phải là lần đầu tiên mô hình này được triển khai xây dựng trên địa bàn Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Mà mô hình này còn được nhân rộng tại rất nhiều các tỉnh vùng sâu vùng xa khác
Vậy nên, có thể khẳng định rằng: việc xây dựng mô hình nhà lắp ghép theo công nghệ mới ở các xã, các điểm trường vùng sâu, vùng xa sẽ là quyêt định đúng đắn, có ưu điểm tiết kiệm thời gian, dễ vận chuyển và giảm chi phí đầu tư, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, để triển khai xây dựng được nhiều nhà lớp học hơn, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của các đơn vị trường học tại miền núi.