Trong những năm qua, các tỉnh luôn coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là " Quốc sách hàng đầu" và hàng năm đều bố trí một nguồn kinh phí rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học. Tuy nhiên, với nguồn nhân lực hạn chế, trong khi đó số điểm trường tạm bợ cần xây dựng mới lại rất nhiều. Vậy giải pháp nào để xây dựng được nhiều nhà lớp học vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng. Và vì thế cái tên Nhà lắp ghép được nhắc đến nhiều hơn trong các giải pháp của điểm trường vùng cao.
Công trình Nhà Lắp Ghép làm trường học tại trường Lẻo Chá Phìn A Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang
Vật liệu chính của Nhà lắp ghép là khung thép, tấm tôn cách nhiệt, xốp, mái lợp bằng tôn lạnh, cửa sổ, cửa ra vào là khung nhựa loãi thép. Có ưu điểm tạo cho không gian căn phòng ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, chống ồn, chống nước và chống gió lốc tương đối tốt so với nhà lợp mái tôn thông thường. Cửa sổ, vách ngăn giữa các phòng học được thiết kế theo ý muốn tùy vào diện tích phòng. Toàn bộ kết cấu thép mềm đều được phun sơn chống gỉ, mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm lạnh, .... có thể sử dụng trên 15 năm.
Kết cấu khung thép,vách bao che, cửa đi, cửa sổ và mái nhà lắp ghép
Có thể khẳng định rằng: việc xây dựng mô hình Nhà lắp ghép theo công nghệ mới ở các xã, các điểm trường vùng sâu, vùng xa sẽ là chủ trương đúng đắn, tiết kiệm thời gian, dễ vận chuyển và giảm chi phí đầu tư, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, để triển khai xây dựng được nhiều nhà lớp học hơn, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của các đơn vị trường học.