Nhà lắp ghép xuất hiện khi nào

Admin 27/10/2020 0 nhận xét

Xây dựng nhà ở, nơi ở cho nhân dân là vấn đề cấp thiết luôn được Đảng và Chính phủ ta quan tâm thực hiện. Để phục vụ nhu cầu nhà ở ngày càng tăng, nhà lắp ghép nhiều tầng đã trở thành giải pháp đắc dụng một thời chưa xa, và đến nay công nghệ cao này vẫn được sử dụng trong quy trình xây dựng nhà ở.

Quy trình lắp ghép, xây dựng nhà lắp ghép ở trên được những người có kinh  nghiệm chia sẻ như sau.  Sau khi bản thiết kế được các cán bộ kỹ thuật thảo luận, thông qua với các thông số kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình và được phê duyệt, thì công nhân kỹ thuật sẽ tiến hành đúc những tấm bê tông lớn tại công xưởng, công đoạn này mất nhiều thời gian vì phải chờ những khối bê tông được khô, sau đó những tấm này được nghiệm thu về chất lượng, như từng tấm phải được kiểm tra độ chịu lực…, rồi mới cho phép công trường lắp ghép hàng loạt. Tùy theo chuyên ngành của từng cán bộ kỹ thuật như kết cấu, kiến trúc... mà các ông đã phân chia nhiệm vụ phù hợp như: thiết kế, kỹ thuật kết cấu, kiểm tra thí nghiệm bê tông... Công đoạn lắp ghép được thực hiện rất nhanh, chỉ mất mấy ngày là có thể hoàn thiện một ngôi nhà.

Hình ảnh mô  hình nhà lắp ghép tiêu biều

Năm 1972, nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, đảm bảo phục vụ nhu cầu cấp thiết nhà ở cho nhân dân thành phố Hà Nội khi Mỹ đánh phá, đại biểu quốc hội khóa IV Nguyễn Văn Hường - Hiệu Phó trường Đại học Xây dựng Hà Nội thời kỳ đó đã trình bày một báo cáo "Vấn đề xây dựng nhà ở cho nhân dân và cán bộ ở Hà Nội". Trong đó, ông Hường nhận định những ngôi nhà đã được lắp ghép trước đó đã có sự thay đổi lớn như: Kiểu nhà cũng được cải tiến dần từ 2 tầng đến 5 tầng, từ tiện nghi chung đến từng căn hộ có nhà tắm, nhà xí, nhà bếp, lối đi riêng thuận tiện cho việc sinh hoạt[3].

Phương pháp lắp ghép nhà bằng tấm lớn theo quy trình công nghiệp là phương pháp hiện đại. So với phương pháp đổ bê tông cổ truyền thì phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian hơn, giảm được thời gian đào tạo nhân công. GS.TS Nguyễn Văn Hường đưa ra ví dụ: Một nhà 4 tầng, diện tích ở là 1260m2 chỉ lắp chưa đầy 4 tháng là xong. Còn với phương pháp cổ truyền phải hàng năm. Một người công nhân có trình độ văn hóa phổ thông thì chỉ cần học 6 tháng thực hành là thành thạo việc lắp ghép[4]. Bên cạnh đó, GS Nguyễn Văn Hường đã đưa ra một số đề xuất nhằm đảm bảo việc xây dựng nhà ở Hà Nội có quy mô lớn hơn, đạt chất lượng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu người dân:

Bình luận:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận của bạn:
Tắt [X]
popup

Số lượng:

Tổng tiền: