Xây dựng nhà thép lắp ghép cần lưu ý những gì?

Admin 27/10/2020 0 nhận xét

Nhà thép lắp ghép được biết đến là một trong những mẫu nhà lắp ghép đem đến những ưu điểm vượt trội mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng và tiết kiệm chi phí thi công.

nha-thep-lap-ghep

Nhà lắp ghép thép lắp ghép sử dụng làm nhà xưởng công nghiệp

Để chắc chắn rằng nhà thép lắp ghép sản xuất của doanh nghiệp mình được xây dựng một cách kiên cố, vững chãi, đáp ứng được công năng sử dụng cần thiết và tiết kiệm chi phí bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

1.Phần móng.

Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của mọi công trình và nhà lắp ghép cũng vậy. Khi thiết kế nhà thép lắp ghép ở hạng mục này, hãy chú ý thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.

Thực tế cho thấy, xây dựng nhà thép trên nền đất yếu tốn kém gấp khoảng 2-3 lần so với xây dựng móng trên nền đất tốt và đội chi phí đầu tư lên khoảng 30%. Do đó, đối với từng nền đất khác nhau, ta có cách xử lý khác nhau như sau:

+ Nhà thép được xây dựng trên nền đất cứng không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.

+ Nếu nhà thép được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn, cần gia cố thêm móng: sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…

2.Phần nền.

Tùy theo công năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, đơn vị thi công nhà thép lắp ghép có những cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Tùy theo tính chất sản xuất của doanh nghiệp, sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền dao động từ 10, 20, 30 hay 50cm.

Sau khi phần bê tông nhà thép được thi công xong, đừng quên xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chìu, dọn vệ sinh.

3.Phần kết cấu.

Nếu bạn là đơn vị chủ đầu tư, hãy xem xét thật kỹ phần cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng mà đơn vị thầu thiết kế đề xuất xem số lượng như vậy đã đủ chưa, tránh trường hợp bố trí thép thiếu ảnh hưởng tới chất lượng công trình hoặc thép thừa gây nên lãng phí. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà thép thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.

Vậy Nhà thép lắp ghép là gì? 

Nhà thép lắp ghép là nhà được làm bằng kết cấu thép được sản xuất, chế tạo sẵn ngay từ trong nhà máy. Nhà lắp ghép khung thép này thường sử dụng làm nhà ở công nhân, lán trại công trình, nhà xưởng sản xuất,..

Cấu tạo của nhà lắp ghép thép tiền chế

Nhà thép lắp ghép có cấu tạo dạng kết cấu nhà gồm 3 bộ phận chính:

- Cấu kiện khung chính dạng chữ I (gồm cột và kèo).

- Cấu kiện thứ yếu thép cán nguội dạng chữ Z và chữ C (gồm xà gồ nhà , thanh chống mép mái và các dầm tường.)

- Các tấm tạo hình bằng cách cán (tấm mái và tấm tường).

Hệ thống nhà thép tiền chế lắp ghép làm nhà xưởng

So sánh nhà lắp ghép thép tiền chế với nhà thép thông thường.

Nhà lắp ghép bằng thép tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp nhà thép kiệm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế so với những nhà thép thông thường, đặc biệt là những nhà thấp tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m.

Bên cạnh đó, hệ thống nhà thép chỉ sử dụng các mối liên kế được thiết kế sẵn tại nhà máy và các nguyên vật liệu cũng được xác định trước để thiết kế và sản xuất theo kế cấu của nhà thép tiền chế. Chính vì vậy giúp giảm đáng kể thời gian thiết kế và thi công công trình.

 

Bình luận:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận của bạn:
Tắt [X]
popup

Số lượng:

Tổng tiền: